Xem ngay 5000+ việc làm tháng 5 (tại đây)
Hùng quan chất ngất đỉnh non xây,
Bước đã quen nơi cúi ngửa này.
Sầu ngập mắt trông ngàn dặm biển,
Giận tung quyền phá bốn bề mây.
Chiều quang mái trú đìu hiu bến,
Mỏi đáp rừng chim lạnh lẽo cây.
Bảy dặm quang co đèo vượt khói,
Non Hành giai khí ngút trời bay
Đọc hết 8 câu thơ trên chắc hẳn bạn cũng biết tôi đang nói về địa danh nào. Đây không những là một “hùng quan” của Đà Nẵng mà còn là một đề tài sôi nổi trong thơ ca, được nhắc đến trong rất nhiều những án hùng văn nổi tiếng – Đèo Hải Vân Đà Nẵng.
Đèo Hải Vân cách Đà Nẵng bao xa ?
Ðèo Hải Vân nổi lên trên nền nước biển xanh ngắt của biển Ðông, trải dài khoảng 20km từ Huế đến Ðà Nẵng. Ðó là một vùng đèo cao nằm dọc theo bờ biển dài 1.600km của Việt Nam.
Đèo Hải Vân – bức tường ngăn cách nền văn hóa Việt – Chàm
Trong nhiều thế kỉ, vùng đèo này đã tạo thành một bức tường ngăn cách giữa nền văn hoá Chàm cổ ở phía Nam và nền văn minh kế thừa của tộc Việt tại vùng châu thổ Sông Hồng, là đường phân chia giữa những ảnh hưởng văn hoá từ phía Bắc và phía Nam châu Á. 6 thế kỉ trước, vùng đất này thuộc về 2 châu Ô, Rí của vương quốc Chămpa, được vua Chămpa là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn công chúa Huyền Trân đời Trần. Hiện nay, đèo Hải Vân là ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên – Huế và thành phố Đà Nẵng.
Quang cảnh bạt ngàn trữ tình từ đỉnh đèo Hải Vân
Từ trên độ cao 496m, ngọn đèo của những đám mây đại dương này đem lại cho ta những phong cảnh đầy ấn tượng về dải bờ biển kéo dài của Việt Nam. Trên đỉnh đèo có miếu nhỏ thờ thần núi được hình tượng hoá bằng bức tượng một con hổ – vị chúa tể sơn lâm, trong khi có một số miếu nhỏ nằm dọc đường để tưởng nhớ những người gặp nạn.
Đèo Hải Vân – chứng nhân của lịch sử
Rong rêu đã mọc đầy trên chiếc lô cốt – được gọi là Ðồn Nhất – do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1826 để bảo vệ con đèo chiến lược này. Nó bền bỉ bám trên sườn núi hàng chục năm nay và từ đây có thể kiểm soát được suốt dọc con đèo từ cả hai phía. Ðồn Nhất đã chứng kiến biết bao cuộc nổi dậy của nhân dân Việt Nam trong suốt thời kì đấu tranh chống thực dân Pháp đô hộ. Sau đó lô cốt này được chuyển sang tay quân Mỹ và quân đội nhân dân Việt Nam đã có lần sử dụng thành lũy này để nã pháo vào Ðà Nẵng.
Mặc dù ngày nay đã có hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân, và địa hình của đường đèo vẫn còn một số hiểm trở, song nhiều du khách vẫn thích đi trên con đường này để thưởng ngoạn.
Vào những ngày đẹp trời, họ có thể thấy khá rõ một phần thành phố Đà Nẵng, Cảng Tiên Sa – Bán đảo Sơn Trà, Cù lao Chàm,… và những bãi cát vàng chạy dài ôm lấy mặt nước bao la trong xanh của biển.
TỪ KHOÁ TÌM KIẾM PHỔ BIẾN