Việc làm Đà Nẵng

Trang chủ » Cẩm nang việc làm » Làm thế nào để “bật” sếp mà không bị “bật gốc”

Làm thế nào để “bật” sếp mà không bị “bật gốc”

Bạn thích bài viết này Hãy chia sẻ cho bạn bè

Để trở thành một nhân viên tốt, có những đóng góp cho sếp mà không gây mất lòng là một câu hỏi khiến nhiều người phải đau đầu. Trong khi thực tế, hầu hết các nhà lãnh đạo lại đánh giá cao và cảm kích việc nhân viên góp ý thẳng thắn với mình. Vậy làm thế nào để vừa đưa ra được những phản hồi mang tính chất xây dựng, vừa được lòng sếp? Hãy khéo léo tuân theo những bí quyết vàng mà chúng tôi mách bạn dưới đây.

Để trở thành một nhân viên tốt, có những đóng góp cho sếp mà không gây mất lòng là một câu hỏi khiến nhiều người phải đau đầu.

Xác định xem liệu sếp có sẵn sàng lắng nghe nhân viên

Để có thể quyết định nội dung cần trình bày với cấp trên, bạn cần xác định rõ sếp mình có phải là người sẵn sàng lắng nghe nhân viên hay không. Điều này sẽ giúp bạn có cách tiếp cận phù hợp, vì rất nhiều người (không phải toàn bộ) không thực sự quan tâm đến các lựa chọn và giải pháp của cấp dưới. Nhất là trong mô hình doanh nghiệp lớn chia ra nhiều ban, bộ phận khác nhau. Và thực tế, cũng có khá nhiều người tuy có vẻ dễ gần và cởi mở nhưng trong công việc lại khá độc tôn ý kiến. Do đó việc xác định rõ rằng bạn có “cửa” trình bày không là khá quan trọng. Nếu là trường hợp sếp sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu (thường bắt gặp ở các công ty quy mô nhỏ hoặc startup), thì đây chính là cơ hội để bạn trình bày ý tưởng tuyệt vời của mình đấy.

Chuẩn bị chu đáo

Trong rất nhiều trường hợp, vấn đề không nằm ở chỗ bạn có “bật” sếp hay không, mà là ở việc bạn “bật” như thế nào và “bật” để làm gì. Trong mọi trường hợp, cấp trên luôn muốn nghe những góp ý, chiến lược logic và có tính xây dựng. Do đó thông tin mà bạn trình bày cần phải hết sức chặt chẽ và đủ sức nặng để đi ngược lại những tính toán của người nhiều năm kinh nghiệm. Quá trình này đòi hỏi một sự chuẩn bị chu đáo và bài bản rõ ràng. Bạn có lợi thế của một nhân viên trực tiếp làm việc và thấu hiểu vấn đề, hãy kết hợp điều này với những số liệu cụ thể, những hạng mục tăng trưởng rõ ràng để tăng sức thuyết phục cho buổi trình bày.

>> Xem nhanh danh sách việc làm mới nhất tại Đà Nẵng

Bạn cũng cần nhớ rằng, nếu góp ý của bạn thật sự có giá trị, cấp trên chắc chắn sẽ đánh giá cao bạn hơn ở hai điểm, thứ nhất là ở chuyên môn, và thứ hai là tinh thần làm việc cao. Bạn có đủ bản lĩnh công việc để trình bày những gì bản thân cho là đúng. Tuy nhiên nếu những góp ý trên không mang lại giá trị hoặc bạn chỉ “bật” vì muốn thể hiện, có thể bạn sẽ đối diện với các hình thức kỷ luật hoặc tệ hơn là sự đánh giá thấp từ nhiều người.

Chọn thời điểm thích hợp

Cũng tương tự như quá trình giải quyết các mâu thuẫn nói chung, việc lựa chọn thời điểm thích hợp quyết định rất lớn đến khả năng thành công của bạn. Bạn cần xem xét các yếu tố liên quan như tâm trạng, thời gian, áp lực công việc… của cấp trên để ra thời điểm phù hợp. Tốt nhất bạn đừng nên đề cập khi cấp trên đang bực bội hay đang quá bận rộn, vì những lúc như vậy không có ai đủ bình tĩnh để lắng nghe thêm một ý kiến đối lập nào đâu.

Bạn cũng cần lưu ý, nếu bối cảnh câu chuyện diễn ra trong một cuộc họp quan trọng, bạn chỉ nên góp ý nếu vấn đề ở mức tương đối nhỏ và/hoặc có nhiều sự lựa chọn. đừng nên phán xét cả một kế hoạch lớn hay mục tiêu kinh doanh của cấp trên, điều này là rất bất lịch sự và rất thiếu tôn trọng công sức của người khác. Hãy chọn một thời điểm khác phù hợp, tìm cách tiếp cận và đưa ra một số điều chỉnh của mình, tuyệt đối không phủ nhận lập luận của cấp trên hoặc đánh giá/nhận xét về lập luận của họ. Bạn cứ hãy đưa ra gợi ý của mình và nói thêm rằng có thể đây là một ý tưởng tốt bổ sung vào chiến lược hiện tại.

Xác định xem liệu sếp có sẵn sàng lắng nghe nhân viên

Để có thể quyết định nội dung cần trình bày với cấp trên, bạn cần xác định rõ sếp mình có phải là người sẵn sàng lắng nghe nhân viên hay không. Điều này sẽ giúp bạn có cách tiếp cận phù hợp, vì rất nhiều người (không phải toàn bộ) không thực sự quan tâm đến các lựa chọn và giải pháp của cấp dưới. Nhất là trong mô hình doanh nghiệp lớn chia ra nhiều ban, bộ phận khác nhau. Và thực tế, cũng có khá nhiều người tuy có vẻ dễ gần và cởi mở nhưng trong công việc lại khá độc tôn ý kiến. Do đó việc xác định rõ rằng bạn có “cửa” trình bày không là khá quan trọng. Nếu là trường hợp sếp sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu (thường bắt gặp ở các công ty quy mô nhỏ hoặc startup), thì đây chính là cơ hội để bạn trình bày ý tưởng tuyệt vời của mình đấy.

Chuẩn bị chu đáo

Trong rất nhiều trường hợp, vấn đề không nằm ở chỗ bạn có “bật” sếp hay không, mà là ở việc bạn “bật” như thế nào và “bật” để làm gì. Trong mọi trường hợp, cấp trên luôn muốn nghe những góp ý, chiến lược logic và có tính xây dựng. Do đó thông tin mà bạn trình bày cần phải hết sức chặt chẽ và đủ sức nặng để đi ngược lại những tính toán của người nhiều năm kinh nghiệm. Quá trình này đòi hỏi một sự chuẩn bị chu đáo và bài bản rõ ràng. Bạn có lợi thế của một nhân viên trực tiếp làm việc và thấu hiểu vấn đề, hãy kết hợp điều này với những số liệu cụ thể, những hạng mục tăng trưởng rõ ràng để tăng sức thuyết phục cho buổi trình bày.

Bạn cũng cần nhớ rằng, nếu góp ý của bạn thật sự có giá trị, cấp trên chắc chắn sẽ đánh giá cao bạn hơn ở hai điểm, thứ nhất là ở chuyên môn, và thứ hai là tinh thần làm việc cao. Bạn có đủ bản lĩnh công việc để trình bày những gì bản thân cho là đúng. Tuy nhiên nếu những góp ý trên không mang lại giá trị hoặc bạn chỉ “bật” vì muốn thể hiện, có thể bạn sẽ đối diện với các hình thức kỷ luật hoặc tệ hơn là sự đánh giá thấp từ nhiều người.

Chọn thời điểm thích hợp
Cũng tương tự như quá trình giải quyết các mâu thuẫn nói chung, việc lựa chọn thời điểm thích hợp quyết định rất lớn đến khả năng thành công của bạn. Bạn cần xem xét các yếu tố liên quan như tâm trạng, thời gian, áp lực công việc… của cấp trên để ra thời điểm phù hợp. Tốt nhất bạn đừng nên đề cập khi cấp trên đang bực bội hay đang quá bận rộn, vì những lúc như vậy không có ai đủ bình tĩnh để lắng nghe thêm một ý kiến đối lập nào đâu.

Bạn cũng cần lưu ý, nếu bối cảnh câu chuyện diễn ra trong một cuộc họp quan trọng, bạn chỉ nên góp ý nếu vấn đề ở mức tương đối nhỏ và/hoặc có nhiều sự lựa chọn. đừng nên phán xét cả một kế hoạch lớn hay mục tiêu kinh doanh của cấp trên, điều này là rất bất lịch sự và rất thiếu tôn trọng công sức của người khác. Hãy chọn một thời điểm khác phù hợp, tìm cách tiếp cận và đưa ra một số điều chỉnh của mình, tuyệt đối không phủ nhận lập luận của cấp trên hoặc đánh giá/nhận xét về lập luận của họ. Bạn cứ hãy đưa ra gợi ý của mình và nói thêm rằng có thể đây là một ý tưởng tốt bổ sung vào chiến lược hiện tại.

Nếu bối cảnh câu chuyện diễn ra trong một cuộc họp quan trọng, bạn chỉ nên góp ý nếu vấn đề ở mức tương đối nhỏ

Trình bày rõ ràng, tự tin

Trong mọi tình huống giao tiếp, ứng xử với cấp trên, bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, tự tin khi trình bày những quan điểm của mình. Khi gặp bất đồng với sếp về công việc, bạn hãy cư xử thật khéo léo và góp ý sếp một cách tế nhị nhất. Hãy trình bày thẳng thắn, rõ ràng và chính xác các chính kiến của bạn trên tinh thần cùng hợp tác và cùng phát triển. Đồng thời bạn nên nói rõ sếp chưa đúng ở điểm nào với những thông tin xác thực và có cơ sở. Tốt nhất là nên tránh gây bất hòa, cãi vã với sếp mới khi ý kiến của bạn không được chấp nhận bởi điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn trong mắt sếp và đồng nghiệp.

Lắng nghe ý kiến của sếp chân thành

Bạn nên học cách tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác, bởi trong chúng ta không ai hoàn hảo. Mỗi người có một quan điểm, một ý kiến riêng cho cùng một vấn đề. Vì vậy đừng vội nóng nảy bực mình hay tỏ thái độ không vừa lòng khi không đồng ý với sếp. Thay vào đó, bạn nên lắng nghe, nghe xem sếp góp ý như thế nào bởi nhiều khi những ý kiến trái chiều lại giúp cho sếp và bạn thêm hiểu cũng như tôn trọng lẫn nhau.

Chuẩn bị những gợi ý cho sếp

Chắc chắn sau khi nghe bạn chia sẻ, sếp rất muốn nghe những biện pháp để khắc phục sai lầm và cải thiện tình hình. Và khi đó, với tư cách là người góp ý với sếp, bạn sẽ được “chọn mặt gửi vàng” đầu tiên để cùng sếp tìm cách giải quyết vấn đề. Bạn hãy cân nhắc cho kỹ trước khi trò chuyện với sếp những kế hoạch hành động cụ thể một cách hiệu quả. Khi đó, sếp sẽ có ấn tượng tốt về bạn.

Kỹ năng góp ý với cấp trên trên thực tế là một canh bạc nếu bạn không có sự chuẩn bị kỹ càng và thái độ phù hợp. Để có thể đảm bảo cho một buổi tranh luận cởi mở và mang tính xây dựng, ngoài sự chuẩn bị chu đáo nội dung, bạn cũng chú ý đừng nên hướng cuộc tranh luận theo hơi hướng cá nhân. Hãy cố gắng đặt mục tiêu công việc lên trên hết và cho sếp thấy rằng bản chỉ đang góp ý vì công việc chung chứ không phải vì vấn đề cá nhân nào cả. Cách làm này sẽ tăng khả năng thông tin của bạn được tiếp nhận.

Hi vọng rằng bạn sẽ có được những sự chuẩn bị phù hợp từ bài viết nhé.

Nguồn: Tìm việc nhanh

Chia sẻ bài viết này

LIKE PAGE ĐỂ NHẬN VIỆC LÀM MỚI NHẤT