Tổng hợp những tuyến đường 1 chiều tại Đà Nẵng
Hiện nay, ở trung tâm thành phố Đà Nẵng có rất nhiều tuyến đường 1 chiều, trong đó có 5 tuyến đường một chiều trọng điểm. Các tuyến đường này nằm gần nhau nên dễ gây nhầm lẫn, đặc biệt là đối với những du khách lần đầu tiên đến với Đà Nẵng.
Theo quy định tại Điểm i Khoản 4, Điểm b Khoản 9 Điều 9 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì “Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy đi ngược chiều của đường một chiều bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 ngày”. Vậy làm sao để không bị phạt khi tham gia giao thông tại Đà Nẵng ?
Dưới đây là những tuyến đường một chiều tại trung tâm thành phố Đà Nẵng.
1. Tuyến đường 1 chiều chạy từ cầu Rồng đến cầu Thuận Phước
a. Đường Bạch Đằng
Tuyến đường Bạch Đằng chạy dọc theo bờ Tây Sông Hàn, bắt đầu từ chân Cầu Rồng đến đường Như Nguyệt ( chân cầu Thuận Phước ). Đây là một trong những tuyến đường đẹp nhất Đà Nẵng.
Nếu bạn đi dọc đường Bạch Đằng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp đặc thù của Đà Nẵng. Núi trong lòng phố, phố bên thềm đại dương và sông nước. Bạn có thể nhìn ngắm mây núi Sơn Trà trước mặt, danh thắng Ngũ Hành Sơn, núi Hải Vân ẩn hiện trong mây trắng và con sông Hàn dập dềnh giữa trời xanh. Nơi dòng sông về gặp biển, cây cầu Thuận Phước như một chiếc cổng chào khổng lồ vươn qua cửa biển trong vẻ đẹp vừa thơ mộng vừa hùng vĩ. Đứng trên cầu mới cảm nhận sự hùng vĩ của cảnh quan, một màu xanh của núi Sơn Trà, sông Hàn, cửa biển đúng với câu thơ cổ “thu thủy cộng trường thiên nhất sắc”. Cầu Rồng, Cầu Trần Thị Lý đang được khởi công xây dựng, đây là những cây cầu có quy mô hiện đại mang tính thẩm mỹ cao vì thế không chỉ giải quyết vấn đề giao thông mà còn làm tăng vẻ đẹp cho thành phố bên sông bên biển này.
Lưu ý : Đoạn gầm Cầu Sông Hàn, chỉ được phép đi từ Lê Duẩn đến Bạch Đằng, không cho phép lái xe ngược từ Bạch Đằng ngược lên Lê Duẩn.
Có một câu nói rất hay diễn tả về đường Bạch Đằng Đà Nẵng một cách chân thực rằng: “Thành phố Đà Nẵng đang sở hữu một con đường tuyệt đẹp, nó như một bao lơn ôm bọc lấy thành…
Đà Nẵng vẫn nổi tiếng là một trong những thành phố du lịch hàng đầu của nước ta, luôn thu hút lượng khách tăng vượt trội so với hàng năm. Một trong những lý do chính tạo nên điều đó…
b. Đường Nguyễn Chí Thanh
Đường Nguyễn Chí Thanh lưu thông một chiều theo hướng đi từ ngã ba đường Lê Hồng Phong đến đường Lý Thường Kiệt. Là tuyến đường xanh sạch đẹp của Đà Nẵng, và đây cũng là 1 trong những tuyến đường tập trung nhiều quán ăn ngon nổi tiếng của thành phố.
2. Tuyến đường từ cầu Thuận Phước đến cầu Rồng
a. Đường Trần Phú
Nếu đường Bạch Đằng ghi khắc lòng người bởi những nhịp cầu độc đáo nối đôi bờ sông Hàn thì con đường song song – Trần Phú – lại níu hồn người bởi những điều thi vị rất riêng, lặng lẽ lẩn khuất trong từng thước đất.
Đường Trần Phú là nơi giao thoa của những giá trị cổ xưa và hiện đại. Lang thang đường Trần Phú, bạn có thể ngắm nhìn những công trình mang nét kiến trúc Pháp còn lưu giữ gần như nguyên vẹn.
Đó là Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng (trước đây là Trung tâm Văn hóa Pháp) rợp bóng cây cổ thụ, nằm tĩnh lặng trên mô đất cao. Đó là trụ sở HĐND và UBND TP. Đà Nẵng (trước đây là trụ sở Công ty Shell và Tòa Thị chính thời Pháp thuộc) in đậm phong cách kiến trúc phương Tây.
Trên con đường này, kiến trúc Pháp còn được lưu giữ đặc sắc nơi nhà thờ 91 tuổi – Nhà thờ Chính tòa Đà Nẵng, tọa lạc tại địa chỉ 156 Trần Phú. Người dân xứ biển vẫn thân thương gọi nơi đây là Nhà thờ Con Gà bởi biểu tượng con gà cheo leo trên nóc nhà thờ, ở vị trí cột thu lôi. Nhà thờ Con Gà thu hút ánh nhìn bởi nét kiến trúc Cothique với những đường nét cao vút, mái vòm lồng lộng, những vòng cửa quả trám, những hoa văn được trạm trổ tinh tế.
Không chỉ làm say lòng người bằng “thị giác”, đường Trần Phú còn quyến rũ du khách bằng cả “vị giác” và “khướu giác”. Nổi bật nhất phải kể đến chợ Hàn, một trong những chợ truyền thống lâu đời nhất của Đà Nẵng. Đến chợ Hàn, bên cạnh hương chợ đặc trưng, bạn còn được “chào đón” bằng mùi mắm đủ loại hòa quyện, thơm nồng. Mắm ở đây vô cùng đa dạng, được xem là đặc sản địa phương.
Từ mắm dưa, mắm cà, mắm cá cơm, mắm cá thu đến mắm ruốc, mắm nêm… đều đậm đà dư vị phố biển. Ngoài mắm, mực rim, cá rim cũng là những món ăn được nhiều người yêu thích. Bên cạnh đó, bạn còn có thể tìm thấy tất cả những món ăn đặc sản của Đà Nẵng tại chợ Hàn như: bánh bột lọc, bánh nậm, bánh bèo, bánh phu thê, bánh tráng dừa, kẹo mè xửng…
b. Đường Lê Lợi
Không ồn ào như Hoàng Diệu hay hoa lệ như Bạch Đằng, đường Lê Lợi như một cô gái giản dị, khiêm nhường nhưng ẩn sau đó là một chút duyên thầm, nhẹ nhàng mà sâu lắng.
Đường Lê Lợi nép mình bên những rặng cây rợp bóng mát. Ít xe cộ và không nhiều khói bụi, đi dạo dưới con đường này, bạn có thể để tâm hồn thư thái ngắm nhìn cảnh vật, nghe tiếng nhạc du dương từ các quán cà phê ven đường.
Dù chỉ là đoạn đường khá ngắn, dài 1.190m, rộng 8m, nối đường Đống Đa đến đường Phan Châu Trinh theo hướng bắc – nam nhưng đường có hơn chục quán cà phê nho nhỏ nằm nép mình hai bên đường, cũng lặng lẽ như chính con đường. Đáng chú ý nhất có lẽ là những quán cà phê với đủ thể loại: cà phê cóc, văn phòng, cao cấp… Và đặc biệt ấn tượng bởi những quán cà phê nhỏ xinh nhưng được bày biện, trang trí tỉ mẫn, đầy phong cách từ bảng hiệu, mặt tiền đến nội thất, ghế ngồi…
Chỉ kéo dài khoảng hơn 1 km (từ ngã ba đường Lý Thường Kiệt, Trần Quý Cáp đến Phan Đình Phùng), nhưng có thể nói đường Lê Lợi là một trong những con đường hội tụ khá đầy đủ và tập trung của nhịp sống Đà thành.
Nằm ở đoạn gần tiếp giáp với Lê Duẩn, Trường THPT Phan Châu Trinh mang trong mình bề dày truyền thống vốn có. Chiều chiều, cứ vào giờ tan tầm, một đoạn đường Lê Lợi lại rộn rã hơn như một cô gái vốn ít nói khẽ nhoẻn miệng cười bởi những bóng áo dài dịu dàng thướt tha trong giờ tan trường.
Cùng với những bóng áo dài thân thương, ngày mới ở đây có thể được bắt đầu bằng sự cần mẫn của những công nhân vệ sinh môi trường với màu áo xanh quen thuộc, bằng sự rộn ràng của hàng trăm lượt xe cộ của người đi làm, hay cô cậu học sinh, sinh viên vội vàng đến lớp, những cuốc xích lô, những gánh hàng rong bắt đầu ngày làm việc mới… Trong khi đó, hàng quán với đủ thứ nhu yếu phẩm, thức ăn, đồ uống cũng “thức dậy” tự bao giờ để sẵn sàng cho một ngày mới đầy hứng khởi.
Điều đặc biệt là dù sáng sớm, bất kỳ giờ nào trong ngày, kể cả giờ tan tầm thì nhịp sống ở con đường này vẫn thế, tuyệt nhiên không tồn tại nơi đây sự ồn ả, xô bồ, ngột ngạt quá mức. Nét yên bình, thanh lịch kể cả sự thi vị là một trong những điều khiến ai đã từng đến, ở lại rồi ra đi từ con đường này đều không dễ nguôi quên.
c. Đường Phan Châu Trinh
Đường Phan Châu Trinh là một tuyến đường nổi tiếng và lâu đời ở Đà Nẵng. Cùng với đường Lê Duẩn, đường Phan Châu Trinh được xem là “con đường vàng” của các tín đồ thời trang Đà Nẵng.
Có 1 lưu ý nho nhỏ khi lưu thông trến tuyến đường Phan Châu Trinh là đoạn từ Ngã tư Lê Duẩn, Phan Châu Trinh đến Lê Hồng Phong – Phan Châu Trinh là đường 1 chiều, còn từ ngã tư Lê Hồng Phong – Phan Châu Trinh đến hết đường là tuyến đường 2 chiều.
Đường Phan Châu Trinh là một tuyến đường nổi tiếng và lâu đời ở Đà Nẵng. Cùng với đường Lê Duẩn, đường Phan Châu Trinh được xem là “con đường vàng” của các tín đồ thời trang Đà Nẵng. 1….
Đường Nguyễn Chí Thanh Đà Nẵng
Mỗi khi đi ngang qua đường Nguyễn Chí Thanh Đà Nẵng lại gợi lên trong lòng người đi đường cảm giác gì đó cổ xưa và đầy hoài niệm. Đây cũng là 1 trong những tuyến đường tập trung nhiều…
Đường Hùng Vương Đà Nẵng nằm ở ranh giới giữa 2 quận Hải Châu và Thanh Khê của thành phố. Đây là một trong những tuyến đường sầm uất nhất thành phố, là nơi tập trung đa dạng các loại…
Đường Lê Lợi Đà Nẵng từ những năm Pháp thuộc (1094) có tên là Rue Francis Garnier – tên của một sĩ quan đội quân viễn chinh Pháp bị quân ta giết chết trong trận Cầu Giấy Hà Nội. Đến năm…