Việc làm Đà Nẵng

Trang chủ » Cẩm nang việc làm » Trả lời khéo léo câu hỏi: “Tại sao bạn từ bỏ công việc cũ?”

Trả lời khéo léo câu hỏi: “Tại sao bạn từ bỏ công việc cũ?”

Bạn thích bài viết này Hãy chia sẻ cho bạn bè

Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi những câu hỏi mà đôi khi bạn không biết trả lời như thế nào cho hợp lý, một trong những câu hỏi đó chính là “Tại sao bạn bỏ công việc cũ?”. Làm sao để có thể trả lời một cách khéo léo?

Để trả lời câu hỏi này một cách tốt nhất, bạn có thể tham khảo một số câu trả lời dưới đây:

“Công việc cũ không còn phù hợp với tôi”

Khi bạn cảm thấy mình không thật sự yêu thích công việc này như mình từng nghĩ hay bạn cảm thấy nó quá “nặng” hoặc quá “nhẹ” so với khả năng của bản thân… thì lúc đó công việc đó “không còn phù hợp”. Đây là một lý do nghỉ việc phổ biến. Vì vậy, bạn chỉ cần thành thật và khéo léo trình bày với nhà tuyển dụng rằng bạn muốn tìm kiếm một cơ hội mới, một công việc phù hợp với mình. Ngoài ra, bạn nên nói rằng công ty là môi trường tốt để em có thể cống hiến hết mình.

“Công việc hiện tại không tận dụng hết kĩ năng và kinh nghiệm của tôi vì vậy tôi muốn tìm kiếm 1 vị trí công tác phù hợp hơn, giúp tôi đóng góp được nhiều hơn”.

“Tôi mong muốn được trải nghiệm những công việc giàu thử thách hơn, và giờ tôi đã sẵn sàng làm điều đó”.

“Công tác cũng khá lâu năm tại 1 vị trí, tôi nghĩ đã đến lúc tôi cần học hỏi những điều mới mẻ hơn, phấn đấu cao hơn trong sự nghiệp. Chính vì vậy, tôi quyết định thử thách chính mình bằng 1 vị trí công việc mới và môi trường mới”.

Hãy nói rằng công việc cũ không còn phù hợp với bạn nữa.

“Mức lương của tôi không tăng từ năm này qua tháng nọ”

Bạn đã gắn bó với công ty cũ nhưng mức lương của bạn luôn giậm chân tại chỗ. Khi bạn cảm thấy mình xứng đáng được nhận mức lương cao hơn nhưng sếp cũ không đồng ý. Bạn có thể dùng lý do này cho việc ra đi. Đồng thời, câu trả lời này cũng cho thấy bạn “cao giá” và nhà tuyển dụng có thể tò mò trình độ của bạn đến đâu. Nhưng chú ý đừng nên quá “thổi phồng” về khả năng của mình nếu không muốn bị rêu rao là “thùng rỗng kêu to”.

“Tôi không thể thăng chức”

Hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng rằng bạn nhảy việc vì không thể thăng chức ở công ty cũ mặc dù bạn có năng lực. Nhưng đừng quên chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn không hề nói suông bằng cách đưa ra một số dẫn chứng cho lời nói của bạn.

“Tôi đã có định hướng mới trong công việc”

“Tôi đã có định hướng mới trong công việc, nhưng công ty hiện tại không phải là môi trường phù hợp để phát triển định hướng và dự định nghề nghiệp của tôi. Do đó, tôi quyết định tìm 1 môi trường mới, nơi tôi có thể phát triển sự nghiệp theo đúng hướng mình mong muốn. Tôi luôn đặt mục tiêu thăng tiến trong công việc, và cố gắng phấn đấu để thực hiện mục tiêu ấy. Hiện tai, công ty cũ không còn cơ hội thăng tiến. Vì vậy, tôi muốn tìm một môi trường mới để phát huy hết khả năng của mình”.

Lưu ý: Không được nói xấu sếp

Dù có bất cứ chuyện gì xảy ra thì bạn cũng không nên nói xấu sếp của mình. Điều này khiến nhà tuyển dụng không tin tưởng bạn. Ngoài ra, có thể nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn là một nhân viên không trung thành. Khi bạn nói xấu sếp cũ và công ty cũ thì nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng khi ứng tuyển công việc khác bạn cũng nói điều tương tự.

Nguồn: Tìm Việc Nhanh – Nghề Nghiệp

Chia sẻ bài viết này

LIKE PAGE ĐỂ NHẬN VIỆC LÀM MỚI NHẤT