Việc làm Đà Nẵng

Trang chủ » Cẩm nang việc làm » Kinh nghiệm xin việc kế toán “Bỏ túi” cho sinh viên mới ra trường

Kinh nghiệm xin việc kế toán “Bỏ túi” cho sinh viên mới ra trường

Bạn thích bài viết này Hãy chia sẻ cho bạn bè

Xin việc kế toán dường như đã và đang trở thành cơn ác mộng đối với các bạn sinh viên kế toán sắp và mới ra trường bởi hiện nay lượng người theo học ngành kế toán khá là nhiều, và nhà tuyển dụng thường đòi hỏi các bạn phải có kinh nghiệm làm việc thực tế.

Nhưng mới ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm? làm thế nào để có kinh nghiệm ?
Trong bài viết này tuyendunghaiphong.vn xin được chia sẻ một vài điểm đáng chú ý để các bạn sinh viên kế toán mới ra trường có những định hướng nghề nghiệp cụ thể:

Các bạn cần chuẩn bị:

1. Trang bị kiến thức – kỹ năng về kế toán kinh nghiệm xin việc kế toán
2. Chuẩn bị hồ sơ xin việc:
3. Cách tìm việc:

Kinh nghiệm xin việc kế toán “Bỏ túi” cho sinh viên mới ra trường
Kinh nghiệm xin việc kế toán “Bỏ túi” cho sinh viên mới ra trường

1. Trang bị kiến thức – kỹ năng về kế toán.kinh nghiệm xin việc kế toán

Bạn mới ra trường – chưa có cơ hội làm việc thực tế – đồng nghĩa với bạn chưa có kinh nghiệm, nhưng không đồng nghĩa với việc bạn không có kiến thức hay có kỹ năng về kế toán. Để làm được tốt công việc của người kế toán thì ít nhất bạn cũng phải biết định khoản – hạch toán (sinh viên thường rất yếu điều này – bảng hệ thống tài khoản chưa chắc đã thuộc hết chứ chưa nói đến việc sử dụng thành thạo các loại tài khoản đó). Nếu bạn nào yếu về lý thuyết định khoản hoạch toán hãy bổ sung ngay (chú ý: các bạn học trên trường là theo TT 200/2014/TT-BTC nhưng ra ngoài làm việc thực tế, thông thường các bạn sẽ làm ở công ty có quy mô vừa và nhỏ họ sẽ sử dụng quyết định 48, bạn hãy bổ sung thêm các kiến thức theo quyết định 48 này).

Tiếp nữa là việc cập nhật luật Thuế: vì công việc của người kế toán ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp, nếu bạn làm sai rất có thể doanh nghiệp sẽ bị phạt. Đó là lý do vì sao nhà tuyển dụng luôn yêu cầu kinh nghiệm, rủi ro mà các bạn sinh viên mới ra trường mang lại cho doanh nghiệp là rất lớn, nên họ không thể mạo hiểm. Thường thì những kiến thức trên trường không còn đúng với Luật thuế hiện tại nên các bạn hãy cố gắng cập nhật kịp thời nhé.
Kỹ năng về tin học văn phòng cũng rất quan trọng: Kế toán các bạn làm việc chủ yếu trên máy, nên bạn phải có kỹ năng soạn thảo văn bản tốt, sử dụng thành thạo Excel – có thời gian các bạn hãy bổ sung ngay những kỹ năng này nhé, rất nhiều công việc của kế toán vẫn làm trên excel như làm bảng tính và thanh toán lương, tính thuế thu nhập cá nhân…
Kỹ năng giao tiếp – ứng xử: Hãy chứng tỏ mình là “người lớn” hơn, giao tiếp lưu loát sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt đẹp với nhà tuyển dụng.

2. Chuẩn bị hồ sơ xin việc:

Bạn phải chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ thật ấn tượng, trình độ, bằng cấp chứng chỉ thì cần có thời gian để hoàn thiện nhưng việc viết một đơn xin việc hay, một CV xin việc ấn tượng sẽ giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn một các dễ dàng hơn. Các bạn mới ra trường chưa có kinh nghiệm đi làm thì thường viết đơn xin việc viết tay hay CV rất khó, bởi các bạn không biết nên thể hiện những gì trong đó. Nếu muốn tìm hiểu điều này các bạn có thể tham khảo tại đây: Mẫu đơn xin việc kế toán viết tay hay nhất (dành cho người chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế)
Một bộ hồ sơ xin việc thường có: đơn xin việc (viết tay), CV (bản tự thuật về bản thân), bằng cấp, chứng chỉ, sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khỏe, Chứng mình thư nhân dân, sổ hộ khẩu, bảng điểm (nếu được yêu cầu)… Hồ sơ phô tô hay bản gốc thì là do yêu cầu của nhà Tuyển dụng. Nếu không yêu cầu tuyendunghaiphong.vn khuyên các bạn nộp bản photo.

3. Cách tìm việc:

Mới ra trường ai cũng mong ước sẽ được làm việc đúng chuyên ngành, đúng chuyên môn mình đã học. Nhưng điều đó thật sự khó, các công việc kế toán Thuế hay kế toán Tổng hợp thường đòi hỏi bạn phải có 2 – 3 năm kinh nghiệm.

Mới ra trường các bạn nên tìm đến các công việc nhẹ nhàng hơn như: kế toán bán hàng, kế toán tiền lương hay công nợ… Nếu các việc đó vẫn khó xin với bạn thì có thể bắt đầu bằng thư ký, thu ngân, bán hàng, lễ tân cũng được bởi các công việc này ít nhiều cũng liên quan đến kế toán, và chắn chắc sẽ giúp ích cho bạn sau này khi vào làm việc kế toán chính thức.

Trong quá trình làm những công việc này bạn hãy tìm hiểu về mô hình thực tế doanh nghiệp, tạo dựng các mối quan hệ để có được sự hỗ trợ trong nhiều việc như chia sẻ kinh nghiệm (cả đời sống lẫn nghề nghiệp).
Khi đã xin được những công việc đó rồi, làm quen với nó rồi, học hỏi được nhiều điều từ công việc đó rồi thì các bạn cần nghĩ tới việc “ thay đổi công việc” để tiếp nhận cái mới, học hỏi cái mới. Thường thì những công việc trên các bạn không nên làm quá 4 tháng, bởi có làm thế làm nữa công việc cũng chỉ có vậy mà thôi. Chúng ta phải hướng tới những công việc khó hơn, quan trọng hơn để nâng cao năng lực của bản thân cũng như thu nhập.
Việc thay đổi công việc không nhất thiết là phải thay đổi công ty, nơi làm việc mà có thể ở trong chính doanh nghiệp đó. Hãy thẳng thắn đề nghị với bộ phận quản lý nhân sự hay giám đốc về nhu cầu của mình (thời điểm thích hợp nhất là khi công ty có đợt tuyển dụng vào những vị trí bạn mong muốn).

Nếu họ không đồng ý thì sao? Bạn có thể đề nghị làm việc với 1 mức lương “mềm” 1 – 2 tháng để chứng minh năng lực. Khi bạn làm được việc rồi thì muốn gì cũng dễ hơn rất nhiều đúng không.
Có một hướng đi khác mà nhiều bạn sinh viên kế toán mới ra trường cũng đã nghĩ tới đó là xin làm việc không lương tại 1 công ty nào đó ( nếu là công ty về dịch vụ kế toán thì càng tốt). Việc này cũng không hề dễ bởi nhà tuyển dụng sẽ đặt ra rất nhiều câu hỏi: không cần lương thì năng lục của bạn thế nào đây? bạn làm việc không lương được bao lâu? không lương thì tinh thần làm việc thế nào? nhiều nhiều nhiều nữa.

Tóm lại, để xin được việc kế toán thì cái quan trọng nhất vẫn là các kiến thức – kỹ năng làm kế toán. Nếu không có thì bạn rất khó được mời phỏng vấn, mà có được mời mà không trả lời được câu hỏi của nhà tuyển dụng thì cũng bị loại. Dù là được nhận vào rồi mà bạn không làm được thì cũng sẽ bị sa thải.

Vì vậy kế toán chúng ta phải cố gắng nhiều lên, dành thời gian cho việc trau dồi thật nhiều. Nếu bạn nào có nhu cầu được làm quen với môi trường thực tế, hãy tìm trong 15 việc làm kế toán mới nhất tháng lựa chọn cho mình một công việc phù hợp nhất. Chúc các bạn thành công.

Chia sẻ bài viết này

LIKE PAGE ĐỂ NHẬN VIỆC LÀM MỚI NHẤT